Hai từ “tắc biên” có thể nói là nỗi ám ảnh to lớn đối với người dùng hay đặt hàng nội địa Trung và hơn hết là với những ai đang kinh doanh hàng nội địa Trung Quốc. Nhưng trước tình huống thế này, không phải ai cũng đủ bình tĩnh để giải quyết triệt để. Vậy hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về tắc biên Trung Quốc là gì? 14 điều cần biết để xử lý nhanh chóng nhé!
Tắc biên là tình trạng những xe container vận chuyển hàng hóa bị tắc ở biên giới của Việt Nam và Trung Quốc gây tắc đường, xảy ra khi khi có quá nhiều xe chở hàng hóa cùng đi qua một con đường. Tuyến đường vận chuyển hàng hóa Việt – Trung là tuyến đường duy nhất mà đơn vị nào cũng lựa chọn. Vì thế, tình trạng tắc biên như này xảy ra không hiếm, đặc biệt là vào các ngày lễ, ngày Tết khi nhu cầu về hàng hóa của người dùng tăng cao.
Như đã đề cập, tắc biên Trung Quốc xảy ra khá nhiều, ít khi dự đoán trước được thời điểm chính xác. Nhưng thông thường, 6 dịp dưới đây sẽ là thời điểm mà rất hay xảy ra tình trạng tắc biên.
Một thời điểm khác nữa là vào mùa bão lũ, thiên tai cũng gây nên tình trạng tắc biên bởi việc vận chuyển trong khoảng thời gian này vô cùng khó khăn, cần sự cẩn thận khiến thời gian vận chuyển sẽ lâu hơn so với dự tính. Thậm chí đất đá sạt lở, giông bão còn khiến đường bị vùi lấp, trơn trượt, không thể lưu thông phương tiện.
Nếu các vấn đề về dịch bệnh hoặc lệnh giới nghiêm tạm thời diễn ra thì cả 2 nước đều thắt chặt thông quan nhằm đảm bảo chính sách, đảm bảo an toàn cho dịch bệnh không lây lan giữa các quốc gia. Như khoảng 3 năm vừa qua khi dịch bệnh COVID-19 hoành hành thì tình trạng tắc biên xảy ra liên tục, dân buôn thường xuyên phải “lao đao” khi không nhập được hàng về để cung cấp cho khách hàng của mình.
Khi các chính sách thông quan có sự thay đổi thì việc kiểm duyệt các mặt hàng đủ điều kiện ở cửa khẩu trở nên chặt chẽ hơn hết. Thậm chí một số mặt hàng, giấy tờ của người lái xe, hoặc tình trạng xe sẽ không đủ điều kiện để được thông quan. Các thủ tục thay đổi sẽ kéo dài thời gian kiểm tra để có sự chính xác gây ra tắc nghẽn giao thông và tắc biên.
Thường là vào các dịp cuối năm, để không xảy ra các vấn đề về buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm soát vô cùng chặt chẽ tại các cửa khẩu. Họ kiểm tra kỹ càng, cẩn thận từng loại sản phẩm cũng như thủ tục, giấy tờ liên quan để đảm bảo về an ninh. Do đó các thủ tục thông quan trở nên khó khăn hơn rất nhiều vào thời điểm này.
Vào mùa vụ như mùa nông sản, mùa mua sắm hàng hoá, khách hàng thường có nhu cầu sở hữu những sản phẩm mới vào ngay mùa vụ làm cho tình trạng tắc biên tăng cao. Hàng loạt các xe container chở nông sản cùng lúc đổ về cửa khẩu khiến quá trình thông quan cũng chậm hơn nhiều.
Vào các ngày lễ lớn như Tết dương lịch, Tết Nguyên đán, chắc chắn nhu cầu của người dùng sẽ tăng cao. Kết hợp với đó là vào các ngày sale của sàn thương mại điện tử, với tâm lý “săn sale” hàng hoá với giá hời nên số lượng hàng hóa cần vận chuyển càng tăng cao.
Dù vậy, tuyến đường vận chuyển vẫn là duy nhất gây nên ùn tắc kéo dài. Hàng hoá có thể bị kẹt lại hàng tuần thậm chí hàng tháng, ảnh hưởng đến cả việc gửi hàng cho khách của dân buôn cũng như nhu cầu sử dụng của người dùng.
Dẫu biết rằng, đây là một nguyên nhân khách quan nhưng chính điều này lại gián tiếp gây nên những bất lợi cho dân buôn. Dưới đây là 4 hậu quả mà dân buôn cần lường trước khi kinh doanh nếu tình trạng tắc biên diễn ra quá lâu.
Giá sản phẩm tăng ngoài dự kiến
Việc hàng hoá bị tắc biên kéo theo đó là hàng loạt các chi phí phát sinh liên quan cho cả bên đơn vị vận chuyển lẫn chủ shop. Điều này cũng làm cho giá sản phẩm tăng cao hơn giá thông thường, gây ảnh hưởng đến việc mua – bán. Tâm lý khách hàng thường đắn đo, phân vân khi giá sản phẩm tăng cao khiến lượng khách hàng và doanh thu có thể giảm.
Vốn kinh doanh bị đóng băng
Hàng hoá bị tắc ở cửa khẩu làm cho các nhà kinh doanh không thể thu hồi vốn về để xoay vòng. Nếu là những người buôn bán nhỏ thì khó có thể tiếp tục xoay vòng vốn mà chỉ còn cách đợi hàng về. Ngay cả với những ai có đủ điều kiện để tiếp tục vận hành bán hàng thì chắc chắn cũng khó tránh khỏi tình trạng khó khăn nếu tắc biên cứ diễn ra liên tục như vậy.
Mất khách hàng – giảm sự uy tín
Nếu tình trạng tắc biên kéo dài, nhiều khách hàng sẽ không tiếp tục chấp nhận mua hàng có thể là do họ đã không còn nhu cầu hoặc đã mua ở một bên khác do không thể đợi lâu. Chính điều này cũng tạo nên tâm lý không thoải mái cho khách hàng, họ không còn sự tin tưởng với shop cho những lần mua hàng sau, shop sẽ mất dần đi sự uy tín.
Gián đoạn nguồn cung sản phẩm
Với việc nguồn hàng bị tắc nghẽn ở cửa khẩu khiến dân buôn không có hàng hoá cung cấp cho khách hàng. Nguồn cung không có để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của người dùng sẽ dẫn tới mất khách cũng như thu nhập.
Nếu chẳng may gặp phải tình trạng tắc biên lâu ngoài dự tính, bạn có thể áp dụng 4 cách sau đây. Chắc chắn rằng, khi đã nắm rõ thì bạn sẽ hạn chế được phần nào tình trạng này đó.
Hiện nay, có nhiều shop để các mặt hàng nội địa Trung vào mục “hàng đặt trước” có nghĩa là phải khoảng 10 – 15 ngày hàng mới về và bắt đầu giao cho khách. Việc này giúp khách hàng có tâm lý sẵn sàng đợi hàng về chậm, tạo sự thoải mái cho đôi bên thống nhất. Để cẩn thận hơn, shop có thể liên hệ trước với khách trong những tình huống tắc biên ngoài dự tính để cùng nhau giải quyết một cách hợp lý về đơn hàng.
Thông thường một năm sẽ có những ngày cao điểm nhất định vì thế các shop hoàn toàn có thể lên kế hoạch trước, nhập hàng trước thời gian cao điểm đó từ 2 – 3 tuần để chủ động thời gian. Lúc này, shop sẽ hạn chế tối đa rủi ro về nguồn hàng trong trường hợp tắc biên vào mùa cao điểm trong khi đó các shop khác mới bắt đầu nhập hàng về thì bạn đã có thể yên tâm về nguồn hàng của mình.
Các shop cần có sự tìm hiểu từ đó nắm chắc từng bước thông quan, nắm chắc các thủ tục, giấy tờ cần thiết để có sự chuẩn bị kỹ càng. Chính điều này sẽ giúp việc thông quan nhanh chóng, hạn chế thời gian kiểm tra nhất có thể và thuận lợi cho cả 2 bên.
Việc hàng hóa bị tắc biên là tác động khách quan mà các shop khó tránh khỏi tuy nhiên vẫn có thể hạn chế phần nào tình trạng này nếu bạn tìm được cho mình một đơn vị vận chuyển hàng uy tín – giao nhanh. Chính đơn vị đó sẽ tìm mọi cách có thể giúp hàng hóa của bạn về nhanh nhất, sẽ thông thạo trong các cách xử lý thủ tục liên quan đến tình huống như này.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về tắc biên Trung Quốc là gì? những điều cần biết để xử lý nhanh chóng. Hy vọng rằng bạn đã nắm được từng thời điểm thường xảy ra tắc biên cũng như những hậu quả sau này để có thể hạn chế một cách tốt nhất tình trạng này trong quá trình mua – bán.
Gobiz – Phần mềm Quản lý nhập hàng & Logistics cho đơn vị đa quốc gia.
Đăng ký dùng thử: https://bit.ly/gobiz-tuvan
Hotline: 0388.432.436
Website: https://gobiz.vn/