10/02/2024

Các giấy tờ cần thiết khi vận chuyển đường bộ chính ngạch từ Trung Quốc về Việt Nam

1. Lợi ích khi vận chuyển đường bộ chính ngạch Trung – Việt

Vận chuyển đường bộ chính ngạch được rất nhiều tiểu thương, doanh nghiệp lựa chọn. Vì chúng có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức vận chuyển tiểu ngạch và các hình thức khác. Dưới đây là các ưu điểm chỉ có khi vận chuyển hàng chính ngạch đường bộ:

  • Tiết kiệm chi phí: Hình thức này có chi phí rẻ hơn so với những hình thức khác mà vẫn đảm bảo được an toàn và thời gian vận chuyển hàng.
  • Đa dạng hàng hóa và số lượng sản phẩm: Số lượng hàng hóa vận chuyển sẽ không bị giới hạn. Bạn có thể nhập hàng với số lượng lớn hay nhỏ, tùy vào nhu cầu kinh doanh và nguồn vốn của doanh nghiệp.
  • Thời gian giao nhận hàng hàng nhanh chóng: Không phụ thuộc vào giờ giấc hoặc quy định nào của bên thứ 3. Vậy nên thời gian vận chuyển sẽ nhanh hơn, chỉ từ 3 – 5 ngày là bạn có thể nhận được hàng.
  • Linh hoạt trong hình thức vận chuyển: Vận chuyển hàng hóa bằng nhiều phương tiện khác nhau sẽ giúp giảm thiểu thời gian. Hơn nữa với cơ sở hạ tầng đường bộ hiện nay bạn có thể chuyển hàng hóa đến mọi nơi.
  • Thủ tục đơn giản, nhanh chóng: Các giấy tờ, thủ tục trong quá trình vận chuyển không rườm rà như những hình thức khác.
  • Đảm bảo hàng hóa đầy đủ giấy tờ, hóa đơn: Nếu bạn kinh doanh hàng hóa có giá cao hoặc muốn sản phẩm có hóa đơn đỏ. Lúc này bạn nên vận chuyển chính ngạch sẽ an toàn và không gặp tình trạng bị thu giữ hàng hóa.

2. Hàng hóa vận chuyển đường bộ chính ngạch 

Thời gian vận chuyển đường bộ thường từ 3 – 5 ngày nên bạn có thể vận chuyển những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn. Đồng thời cũng có thể vận chuyển được số lượng hàng lớn, nhỏ tùy mục đích kinh doanh.

Dưới đây là các mặt hàng có thể vận chuyển đường bộ chính ngạch:

  • Hàng nông sản, thực phẩm và đồ đông lạnh: Rau củ quả, thịt, thức ăn đóng hộp, thủy sản tươi hoặc khô…
  • Hàng nội thất: Bàn ghế, tủ quần áo, tranh trang trí, decor phòng, sofa, quạt…
  • Các mặt hàng thực phẩm chức năng: Nước hoa, thuốc, dung dịch…
  • Các loại thiết bị văn phòng: Máy móc thiết bị công sở, máy quẹt thẻ, máy in, máy photo…
  • Các mặt hàng về thời trang: Quần áo các loại, giày dép, mũ nón, đồ trang sức…
  • Hàng công nghiệp: Máy dệt, máy kéo sợi, máy xay xát, máy cày, nông cụ, máy múc, cần cẩu…
  • Các loại thuốc đông y và tây y
  • Hàng mỹ phẩm, các sản phẩm làm đẹp: son, phấn, sữa dưỡng da, tẩy trang, sữa rửa mặt, dưỡng ẩm…
  • Hàng điện tử: Điện thoại, cục sạc, pin, thẻ nhớ, USB, máy tính, CPU, laptop, bếp điện từ…

3. Các giấy tờ cần thiết khi vận chuyển đường bộ chính ngạch

Muốn vận chuyển đường bộ chính ngạch thì bạn cần chuẩn bị 9 loại giấy tờ sau:

  • Hợp đồng ngoại thương (Sales contract)

Đây là hợp đồng (văn bản thỏa thuận) giữa người mua, người bán và các bên liên quan ở 2 quốc gia về việc xác lập các quyền (bao gồm cả việc thay đổi hay chấm dứt). Bên cạnh đó không thể thiếu nghĩa vụ thực hiện trong hoạt động thương mại (mua bán hàng hóa). 

Nội dung trong hợp đồng liên quan đến thông tin bên xuất khẩu, bên nhập khẩu; thông tin hàng hóa… 

  • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)

Loại giấy tờ này sẽ do bên cung cấp hàng hóa thực hiện để làm cơ sở chứng minh hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Vì vậy, nó sẽ đi cùng thỏa thuận hợp đồng, lập thành nhiều bản và dùng trong nhiều việc khác nhau. 

Nội dung gồm số, ngày lập hóa đơn; tên, địa chỉ bên xuất khẩu và bên nhập khẩu; các thông tin hàng hóa như số lượng, chi phí, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán… 

  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)

Đây là giấy tờ với bảng kê khai thông tin chi tiết về cách đóng gói lô hàng như số lượng kiện, trọng lượng, dung tích, đóng gói bằng thùng carton hay thùng gỗ… Bên cạnh đó phiếu đóng gói hàng còn thể hiện qua các vai trò: 

+ Chứng từ bắt buộc để khai báo với cơ quan hải quan xuất nhập khẩu.

+ Khai báo bên vận chuyển phát hành vận đơn.

+ Hỗ trợ thanh toán với điều kiện hàng hóa phù hợp với mô tả trên P/L.

+ Người mua dễ dàng kiểm tra hàng hóa khi nhận hàng. 

+ Hỗ trợ yêu cầu bảo hiểm trong trường hợp xảy ra mất mát, hư hỏng hàng hóa. 

  • Đơn vận tải (Bill of Lading)

Đây là chứng từ chuyên chở hàng hóa do công ty vận chuyển lập và cấp cho người gửi hàng. Nội dung trong đơn vận tải là xác nhận đã nhận hàng và cam kết giao hàng cho người nhận theo đúng thỏa thuận. 

Khi thông quan hàng hóa và khi người nhận muốn nhận lô hàng đều phải xuất trình bản vận đơn. 

  • Tờ khai hải quan (Customs Deciaration)

Đây là văn bản mà người nhập cần kê khai chi tiết thông tin hàng hóa cho bên cơ quan hải quan để đủ điều kiện nhập khẩu lô hàng hóa vào trong nước. 

  • Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước

Đây là căn cứ chứng minh doanh nghiệp đã nộp những khoản tiền (như thuế nhập hàng) đầy đủ cho cơ quan Nhà nước hoặc một số cơ quan có thẩm quyền khác theo đúng quy định của Nhà nước.

  • C/O form E 

Đây là giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E, được phát hành theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) mà các doanh nghiệp nhập khẩu hàng Trung Quốc bắt buộc phải có. Loại văn bản này sẽ giúp xác nhận hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ nước thành viên của hiệp định này. 

  • Giấy phép nhập khẩu 

Đây là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cho phép mặt hàng nhất định (nằm trong danh sách hàng hóa Nhà nước cho phép) được đưa vào lãnh thổ của nước đó. 

  • Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

Đây là chứng nhận quan trọng giúp cơ quan hải quan dễ dàng phân loại hàng hóa và quyết định thuế nhập khẩu mặt hàng đó cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa. 

Ngoài ra, sẽ có thêm một vài loại giấy tờ khác phụ thuộc theo tính chất của hợp đồng thương mại giữa hai bên mua bán như thư tín dụng (Letter of Credit), chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate), giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality), chứng từ kiểm dịch (Phytosanitary Certificate)… 

____________________________________________

Gobiz – Phần mềm Quản lý nhập hàng & Logistics cho đơn vị đa quốc gia.
Đăng ký dùng thử: https://bit.ly/gobiz-tuvan
Hotline: 0388.432.436
Website: https://gobiz.vn/

Có thể bạn quan tâm: