28/11/2022

5 phương thức vận chuyển hàng hoá quốc tế phổ biến nhất hiện nay

1. Đường biển

Đường biển được xem là hình thức quan trọng và phổ biến nhất hiện nay, bởi vì đường biển thích hợp cho những lô hàng có khối lượng lớn, dễ bảo quản, thời gian vận chuyển ổn định

Ưu điểm

– Đáp ứng đa dạng các mặt hàng

– Vận chuyển được hàng hoá có số lượng và kích thước lớn

– Giá thành hợp lý

Nhược điểm

– Tốc độ vận chuyển chậm

– Thời gian xuất bến bị phụ thuộc vào hãng tàu, lịch tàu chạy

– Rủi ro cao và lý do thường gặp do điều kiện hàng hải, thiên nhiên, thời tiết

– Phải mất 2 chặng di chuyển và chi phí khách mới nhận được hàng

Ảnh: unctad.org.

2. Đường hàng không

Hàng được vận chuyển qua máy bay chuyên chở hàng hóa hoặc chở trong cabin máy bay dân dụng chuyên dùng vận chuyển hàng hóa.

Ưu điểm

– Tốc độ vận chuyển nhanh, tương đối chuẩn giờ

– Kết nối được nhiều quốc gia trên thế giới

– Hàng hóa ít rủi ro và được đảm bảo an toàn ở mức độ cao nhất

– Giảm thiểu tổn thất phát sinh do hàng hóa hư hỏng, đổ vỡ hay trộm cắp

Nhược điểm

– Giá cước cao

– Khối lượng vận chuyển nhỏ hơn so với các hình thức khác

– Không thích hợp cho các mặt hàng có giá trị thấp

– Tiêu chuẩn nghiêm ngặt, kiểm duyệt chặt chẽ

– Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết, thiên tai.

Ảnh: container-transportation.com.

3. Đường bộ

Sử dụng các phương tiện di chuyển như ô tô, xe tải, xe container, rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo theo ô tô,… chuyên chở hàng hóa đến các đối tác khách hàng. Tuy nhiên, phương thức này vận chuyển này chủ yếu phục vụ cho chuyên chở nội địa, còn đối với vận tải hàng hóa quốc tế thì bị hạn chế rất nhiều. Vận chuyển bằng đường bộ chỉ thích hợp với với cự li vận chuyển ngắn và trung bình, hàng hóa yêu cầu tốc độ giao hàng nhanh, bởi còn phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý giữa các quốc gia.

Ưu điểm

– Linh hoạt trong quá trình vận chuyển hàng hóa

– Chủ động lựa chọn phương tiện, tuyến đường hoặc số lượng hàng hóa để vận chuyển

– Các bên có thể tự thỏa thuận và thống nhất về thời gian giao hàng

– Vận chuyển hàng hóa hiệu quả ở cự li ngắn và trung bình

– Không qua trung gian vận tải nếu hàng hóa được chuyên chở từ kho người gửi đến thẳng kho người nhận, tối ưu hóa chi phí nhất có thể

Nhược điểm

– Thường nộp thêm các khoản phụ phí đường bộ như trạm thu phí, phí nhiên liệu, phí cầu đường…

– Ẩn chứa các rủi ro có thể gặp phải như tai nạn giao thông, kẹt xe… ảnh hưởng lớn đến hàng hóa và thời gian giao hàng

– Khối lượng và kích thước hàng hóa vận chuyển còn hạn chế hơn so với vận chuyển bằng đường sắt và đường biển

– Phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết

Ảnh: luatsux.

4. Đường sắt

Phương thức vận tải an toàn, hiệu quả, góp phần đẩy giao thương thông suốt giữa các nước lân cận xung quanh.

Ưu điểm

– Giá cước vận chuyển thấp, ít biến động

– Vận chuyển được số lượng lớn hàng hóa, các mặt hàng hạng nặng trên những tuyến đường xa

– Ít bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, kẹt xe, hư hỏng đường xá,…

Nhược điểm

– Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường cao

– Tính linh hoạt kém do phải di chuyển theo tuyến đường ray cố định

Ảnh: Vietnambiz.vn.

5. Đường ống

Đường ống thường được dùng để vận chuyển các mặt hàng chất lỏng, nhiên liệu (xăng, dầu, gas, hóa chất) bằng cách sử dụng hệ thống các tuyến đường ống được nối từ quốc gia này sang quốc gia khác.

Ưu điểm

– Thích hợp vận chuyển các chất lỏng, khí đốt,… ở nơi có địa hình phức tạp

– Hạn chế tối đa các tổn thất hay mất mát xuyên suốt quá trình vận chuyển

Nhược điểm

– Chỉ vận chuyển được các hàng hóa đặc thù được kể trên

– Vấn đề đầu tư, chi phí xây dựng hệ thống đường ống rất phức tạp và tốn kém

– Vận tốc trung bình khá chậm, khoảng 5 – 7 km/h

Ảnh: vantaitrungtin

Nguồn tham khảo: #UILogisticsCareers

Có thể bạn quan tâm: