05/07/2023

Chợ 13 Quảng Châu – “thiên đường” dành cho người kinh doanh thời trang và những điều mà bạn nên biết

Tại Trung Quốc, các chợ tại Quảng Châu đều cực kỳ nổi tiếng với mẫu mã đa dạng và chi phí rẻ. Sẽ thật là một thiếu sót nếu không nhắc đến chợ 13 tại Quảng Châu. Vậy, tên gọi chợ 13 có ý nghĩa gì, kinh doanh mặt hàng nào và có lưu ý gì khi nhập hàng tại chợ 13.

Tên gọi và ý nghĩa của chợ 13

Chợ 13 phiên âm là Shi Shan Hang, hay con gọi là chợ Sáng (vì chợ thường mở cửa sớm). Chợ tọa lạc tại góc đường Shi Shan Hàng và đại lộ Renmin Nan với diện tích gần 6000m2m được xây thành tòa nhà 13 tầng. Tổng diện tích của chợ xấp xỉ là 80.000m2.

Chợ 13 không bán lẻ và các tiểu thương, nhà cung cấp đều rất coi trọng buôn bán. Khi đến đây, bạn phải mua ít nhất 2-3 màu, mỗi màu vài cái. Thông thường, họ sẽ chia khách làm 2 loại, loại thứ 1 là Nả Hua (mua buôn), tức là mua mỗi màu vài 3 cái. Loại này sẽ được mua hàng nhưng mua đắt hơn mua sỉ. Loại thứ 2 là Tả bao (đóng bao), tức là mua nhiều màu, mỗi màu ít nhất trên 5 cái đến hàng chục, hàng trăm cái. Loại này sẽ được chăm sóc và tư vấn đặc biệt và sẽ được giảm giá.

Sở dĩ chợ 13 (hay “chợ bán buôn thời trang 13”, “đường bán buôn thời trang 13”) là bởi vì khu vực này xưa kia tập trung 13 trung tâm thương mại khác nhau theo từng lĩnh vực. Được xây dựng từ thời Khang Hy, chợ 13 là nơi chuyên quản lý về giao dịch nước ngoài được triều đình nhà Thanh cho phép. Chính vì thế nó còn được gọi là “Khu buôn hàng Tây”. Năm 1757, Hoàng đế Càn Long ban bố chính sách về giao dịch đối ngoại sẽ chỉ được thực hiện và tiến hành tại chợ 13. 

Những mặt hàng được bán tại chợ 13

Khi bước chân vào chợ 13, bạn sẽ hoàn toàn bị choáng ngợp bởi sự rộng lớn với toàn bộ là các gian hàng thời trang với đủ loại các sản phẩm từ quần áo, váy đầm… Bên cạnh áo quần, đầm, váy , chợ 13 cũng có một số gian hàng bán đồ phụ kiện (tầng 1), khăn quàng, mũ (tầng 1 và tầng 2). Phía sau và các khu xung quanh chợ 13 còn một số khu chợ bán đồ công sở, đồ rẻ tiền và đồ nam, ma nơ canh, móc áo quần… cho các chủ shop kinh doanh nhập về. 

Tại chợ 13, nếu tinh ý thì bạn sẽ thấy, các gian hàng sẽ được phân loại theo tầng nhất định. Bạn có thể tùy vào nhu cầu nhập hàng của mình mà đi lên tầng tương ứng, tránh bị lạc. Theo đó, tầng 1, 2 và 3 là tầng bán hàng kiểu gia công, phong cách teen, trẻ trung, không có nhãn mác hoặc nhãn mác không được in cẩn thận. Thường các chủ buôn Việt Nam hay nhập hàng tại 3 tầng này vì các sản phẩm tại đây có mẫu mã trẻ trung, năng động, phù hợp với thị hiếu, giá thành rẻ và chất lượng có thể chấp nhận được.

Bắt đầu từ tầng 4, các gian hàng được bài trí công phu hơn, mang một thương hiệu riêng hay của các công ty uy tín nến sẽ có rất ít người mua. Tuy chất lượng đảm bảo nhưng giá thành hơi cao, thêm vào đó là những tầng này có phong cách hàng khá kiểu cách, già dặn và mang hơi hướng công sở.

Lưu ý khi nhập hàng tại chợ 13

Để có thể mua hàng thành công với giá rẻ và an toàn tại chợ 13, bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Bạn nên thuê một nhà nghỉ hoặc khách sạn gần chợ 13 để thuận tiện cho việc đi nhập hàng tại chợ. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc di chuyển đến chợ, đồng thời việc đánh hàng từ chợ về chỗ nghỉ của bạn cũng dễ dàng thuận tiện hơn.
  • Chợ 13 mở và đóng cửa từ rất sớm (mở cửa lúc 7h sáng và kết thúc lúc 13h chiều) nên bạn cần đi sớm để tránh chợ quá đông. Giờ cao điểm của chợ thường là lúc 10h sáng nên nếu đến sớm, bạn có thể thoải mái lựa chọn ở tầng 1 sau đó đến các tầng khác. Khi tầng 1 bắt đầu đông đúc thì bạn đã lên đến tầng 2, tầng 3…
  • Bạn nên đi theo đường zíc zắc để tránh sót đường, bởi các mẫu hàng trùng nhau ở chợ 13 là khá hiếm. Bạn cần lựa chọn càng kỹ càng tốt, bởi cơ hội tiếp cận các mẫu hàng tốt càng nhiều.
  • Nên đem theo bút không phai để tiện ghi giá quần áo lên các bao hàng khi kiểm hàng, giúp bạn tiết kiệm công sức do hóa đơn khi vận chuyển về nhà.
  • Khi vào chợ, bạn nên đi giày bệt, giày thể thao hoặc một bộ quần áo rộng rãi, thoải mái và không quá nóng. 
  • Nên tìm hiểu nhiều gian hàng khác nhau để khảo sát kiểu dáng, giá cả và chất lượng trước khi lựa chọn các gian hàng ưng ý có giá thành rẻ.
  • Chợ 13 không bán lẻ nên bạn cần chú ý, nếu mua đồ thì hãy mua 2-3 màu khác nhau, mỗi màu vài ba chiếc hoặc ít nhất 5 cái cho mỗi màu để được giá rẻ.
  • Khi mua hàng, bạn không nên lấy hàng luôn. Điều này sẽ rất khi vừa mang đồ lại vừa di chuyển. Bạn chỉ cần lấy hóa đơn, sau khi mua hàng xong, bạn ra ngoài thuê nhân viên bốc xếp (thường họ sẽ mặc áo vàng hoặc áo đỏ và có số hiệu) cầm hóa đơn đi thu hàng cho mình. Đến khi hàng giao đến tay, bạn kiểm hàng thật kỹ để tránh bị đánh tráo hàng và ghi giá lên từng bao. Thông thường, giá bốc vác là 5 tệ/hóa đơn, nhưng nếu nhiều hóa đơn bạn có thể mặc cả.
  • Nếu khó bắt taxi, bạn có thể nhờ công nhân bốc hàng ra đường và thuê xe 9 chỗ để chở hàng. Nhớ thương lượng giá trước để thuận lợi vận chuyển hàng về nhà nghỉ.
  • Nếu không thạo tiếng Trung hoặc mới đi đánh hàng lần đầu, tốt nhất bạn nên thuê phiên dịch viên (TAI) để đưa bạn đến các khu chợ và giúp bạn trao đổi với chủ hàng. Các TAI này cũng sẽ giúp bạn đánh hàng hiệu quả hơn và nếu hợp tác tốt thì trong lần nhập hàng sau, bạn không cần sang Trung Quốc mà chỉ cần nhờ các TAI nhập và vận chuyển hàng về Việt Nam cho mình. Tuy vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ khi lựa chọn TAI bởi rất có thể bạn sẽ gặp phải lừa đảo.

Có thể bạn quan tâm: