11/10/2019

Thương mại điện tử: Cuộc chơi dài hạn của doanh nghiệp

Thương mại điện tử không phải cuộc chơi ngắn hạn, không thể kỳ vọng có lợi nhuận chỉ sau một, hai hoặc ba tháng.
Quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam năm 2018 đạt 7,8 tỷ USD, kể từ điểm xuất phát thấp khoảng 4 tỉ USD vào năm 2015, nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình cao trong 3 năm liên tiếp. Thế nhưng, để doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cuộc chơi và bứt phá được là không dễ.

Tăng trưởng không chỉ do pháp lý
Với tốc đột tăng trưởng trên 30% năm 2018, Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, ông Đặng Hoàng Hải, tin rằng, Việt Nam sẽ trở thành một trong 3 nước có sự phát triển mạnh mẽ nhất về thương mại điện tử trong khu vực, chỉ sau Singapore và Indonesia.
Nền tảng cho sự phát triển này, theo ông Hải, giao dịch điện tử đã có khá nhiều cơ sở pháp lý, ví dụ Nghị định 26 về giao dịch điện tử, đặc biệt là Luật về giao dịch điện tử. Ông cũng nói Việt Nam có hạ tầng khá tốt, yếu tố cơ bản để phát triển thương mại điện tử.
Năm 2020 thị trường sẽ đạt quy mô 13 tỉ USD với điều kiện giữ được tốc độ tăng trưởng ở mức 30% trong suốt năm 2019 và 2020.
“Dự báo này dựa trên các số liệu khảo sát của 3 năm gần đây và sát với thực tế”. Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử những năm gần đây tăng rất nhanh, đến thời điểm này (tháng 3.2019), đã gần đạt con số dự báo.Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đưa dự báo, năm 2020 thị trường sẽ đạt quy mô 13 tỉ USD với điều kiện giữ được tốc độ tăng trưởng ở mức 30% suốt năm 2019 và 2020, cao hơn mục tiêu 10 tỉ USD mà Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020 đặt kỳ vọng.
Xác nhận yếu tố môi trường pháp lý tại Việt Nam cho thương mại điện tử đến nay “tương đối ổn”, nhưng Tổng thư ký VECOM cho rằng, tăng trưởng không chỉ do hành lang pháp lý. Tại Việt Nam hiện nay, ông nói “vấn đề cơ bản là thời gian”.
Theo Tổng thư ký VECOM, phát triển thương mại điện tử không bị hạn chế bởi một yếu tố nào khác. Chẳng hạn, chi phí logistics trong thương mại điện tử tương đối cao, nhưng đang được cải thiện. Hiện nay các đơn vị làm logistics đang có những thay đổi lớn về mặt công nghệ để giảm giá thành.

Lợi nhuận không đến sau vài ba tháng
Bứt phá giới hạn, nhưng thương mại điện tử cần môi trường và hệ sinh thái thuận lợi để phát triển, bao gồm hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin tiên tiến, người tiêu dùng tin tưởng vào giao dịch mua bán trực tuyến, dịch vụ logistics và hoàn tất đơn hàng tiên tiến…
Cơ hội thương mại điện tử trong ngành bán lẻ rất lớn, doanh nghiệp nắm bắt được sẽ cố cơ hội để tăng trưởng ở phân khúc của mình. Tuy nhiên, trên một thị trường cạnh tranh, không phải doanh nghiệp nào tham gia cũng thắng lợi.
“Điều quan trọng nhất trên thị trường thương mại điện tử là phải biết tận dụng công nghệ”. Tổng thư ký VECOM nói và giải thích, đối với thương mại điện tử, nếu không biết tận dụng công nghệ thì chi phí rất cao.

Chính vì lẽ đó sự ra đời của Go Crossboder (phát triển bởi Gobiz.vn) hệ thống quản lý nhập hàng xuyên biên giới, là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhập hàng Trung Quốc.

Tốc Độ – Thông Minh – Chuyên nghiệp là những gì Go Crossboder mang lại cho khách hàng. Để tìm hiểu thêm thông tin các Bạn có thể tham khảo bài viết giới thiệu tại link bài viết: Go Crossboder (by Gobiz) hệ thống quản lý nhập hàng xuyên biên giới, giải pháp cho các doanh nghiệp

Nguồn: Nhipcaudautu.vn

Có thể bạn quan tâm: